Xét nghiệm máu có biết bệnh thận không?

XÉT NGHIỆM MÁU CÓ BIẾT BỆNH THẬN KHÔNG?

Nhận thấy bản thân có những dấu hiệu lạ nên bạn dự định sẽ thăm khám sức khỏe. Tuy nhiên, bạn thắc mắc không biết khám gì để tìm ra bệnh và liệu xét nghiệm máu có biết bệnh thận không? Nếu như vậy thì hãy cùng Phòng khám Đa khoa Pháp Anh tìm hiểu một số phương pháp mà bác sĩ thường sử dụng để phát hiện bệnh thận nhé.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh thận

Theo như chia sẻ của Tiến sĩ Joseph Vassalotti – Giám đốc Y tế của Tổ chức Thận Quốc gia thì có một số dấu hiệu có thể quan sát được của bệnh thận nhưng đôi khi chúng ta cho rằng là bệnh lý khác. Ngoài ra, ông cũng chia sẽ những người mắc bệnh có xu hướng không gặp các triệu chứng cho đến khi ở giai đoạn cuối, khi thận suy yếu hoặc xuất hiện một lượng lớn protein trong nước tiểu. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh thận
Dấu hiệu nhận biết bệnh thận

Các dấu hiệu của bệnh thận:

  • Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, khó tập trung, thiếu năng lượng: Điều này là do sự tích tụ các độc tố trong máu và đó cũng là lý do giải thích tại sao bệnh nhân suy thận lại thiếu máu.
  • Tần suất đi tiểu tăng lên: Bộ lọc của thận bị tổn thương nên sẽ gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều hơn, đặc biệt là vào ban đêm. Triệu chứng này cũng là một trong những triệu chứng cảnh báo phì đại tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nước tiểu có bọt hoặc máu: Khi protein theo đường tiểu ra ngoài thì nước tiểu sẽ xuất hiện nhiều bong bóng và bạn cũng quan sát được hiện tượng máu rò rỉ ra nước tiểu vì thận bị tổn thương.
  • Cảm thấy khó ngủ: Vì thận làm việc không đúng cách khiến chất độc tồn tại trong cơ thể. Ngoài ra, những người bị bệnh thận mạn tính còn gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Da trở nên khô và ngứa ngáy: Bên cạnh chức năng lọc máu và các chất thải tồn đọng trong cơ thể, thận còn giúp tạo ra các tế bào hồng cầu, giúp xương chắc khỏe và duy trì lượng khoáng chất phù hợp. Do đó, khi thận không thể cân bằng hóa chất và xương, cơ thể sẽ cảnh báo dấu hiệu khô hoặc ngứa da.
  • Sưng tấy bàn chân, mắt cá chân: Việc giảm chức năng thận có thể dẫn đến tình trạng trữ natri và làm bàn chân hoặc mắt cá chân sưng lên – cũng là dấu hiệu của bệnh gan, tim hoặc tĩnh mạch.
  • Ngoài ra, người gặp phải các vấn đề về thận thường có cảm giác không thèm ăn, cơ bắp bị chuột rút, v.v.

2. Xét nghiệm máu có biết bệnh thận không?

Xét nghiệm máu có biết bệnh thận không?
Xét nghiệm máu có biết bệnh thận không?

Để biết thận của một người có đang bị tổn thương hay không, bác sĩ có thể thực hiện nhiều phương pháp khác nhau. Cụ thể:

Xét nghiệm máu

  • Xét nghiệm chỉ số eGFR (mức lọc cầu thận ước tính) để xem thận hoạt động tốt như thế thế nào. Tuy nhiên, chỉ số này không chính xác nếu dưới 18 tuổi, đang mang thai, béo phì hoặc người rất cơ bắp. 
  • Xét nghiệm creatinin huyết thanh: Khi thận hoạt động không tốt, chỉ số creatinin huyết thanh sẽ tăng lên. Chúng ta cũng có thể đo creatinin thông qua xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm nitơ urê máu BUN: Nitơ urê là một chất thải mà cơ thể tạo ra sau khi phân hủy protein và thận khỏe mạnh sẽ làm nhiệm vụ lấy chất này ra khỏi máu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu thận hoạt động không hiệu quả, mức nitơ urê trong máu sẽ tăng lên.
  • Xét nghiệm Cystatin C: Bác sĩ sẽ dùng thêm xét nghiệm này để kiểm tra chỉ số eGFR trong trường hợp kết quả xét nghiệm chức năng thận trước đó không rõ ràng hoặc mức creatinin huyết thanh có sự thay đổi do một số yếu tố tác động.

Xét nghiệm nước tiểu

Khi thận bị tổn thương, nó có thể để protein thoát ra bên ngoài nên chúng ta thường thấy nước tiểu xuất hiện bọt – một trong những dấu hiệu nhận diện sớm bệnh thận. Và các bác sĩ cũng sử dụng mẫu nước tiểu để:

  • Kiểm tra chức năng của thận
  • Tìm hiểu bệnh thận đang ở giai đoạn nào
  • Theo dõi các bệnh lý là nguy cơ gây ra bệnh thận: tiểu đường, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu,…
  • Kiểm tra các biến chứng do bệnh thận gây ra: nhiễm toan chuyển hóa, thiếu máu,…

Chẩn đoán hình ảnh

Ngoài việc kiểm tra chức năng, các bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra về sự thay đổi của thận thông qua siêu âm, chụp X-quang, chụp CT, chụp MRI để từ đó biết được:

  • Hình dạng hoặc kích thước bất thường
  • Lưu lượng máu đến thận
  • Các dấu hiệu chấn thương hoặc tổn thương
  • Phát hiện sỏi thận, u nang hoặc khối u (nếu có)
  • Quan sát kích thước, vấn đề khác thường của bàng quang

Sinh thiết thận

Phương pháp này vừa giúp bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra tổn thương, mức độ bệnh như thế nào và cách điều trị tốt nhất. Thường thì phương pháp này sẽ được sử dụng trong trường hợp:

  • Đi tiểu ra máu
  • Nước tiểu có bọt
  • Bệnh thận không rõ nguyên nhân
  • Mắc hội chứng thận hư hoặc viêm thận hoặc bệnh cầu thận
  • Phát hiện có khối u trong thận,…

3. Làm sao để phòng ngừa mắc bệnh thận?

Việc điều trị bệnh thận thực sự không dễ dàng nhưng chúng ta nghĩ và thậm chí nhiều người đã gặp nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, chúng ta cần phòng ngừa các nguy cơ gây bệnh.

Làm sao để phòng ngừa bệnh thận?
Làm sao để phòng ngừa bệnh thận?
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên và cố gắng giữ huyết áp dưới 120/80 mmHg nhưng đừng để huyết áp tụt (dưới 90/60 mmHg).
  • Nếu đang mắc bệnh tiểu đường, bạn cần điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhớ kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Tập thói quen ăn uống lành mạnh ít muối và ít chất béo bão hòa.
  • Tham gia hoạt động thể dục thể thao nào đó ít nhất 30 phút mỗi ngày như đi bộ, chạy bộ, đạp xe,… Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm soát cân nặng của mình, tránh rơi vào tình trạng béo phì.
  • Không sử dụng thuốc lá và các thức uống có cồn.
  • Bổ sung cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết cho một ngày.

 

Khi hỏi xét nghiệm máu có biết bệnh thận không – Câu trả lời là có, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để đánh giá một số chỉ số. Thay vì tốn tiền bạc, tốn thời gian, tốn công sức và mắc phải các  bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, các bạn hãy thay đổi thói quen từ bây giờ. Để đăng ký xét nghiệm máu nhanh chóng tại Phòng khám Đa khoa Pháp Anh, các bạn hãy gọi về HOTLINE 1900 636 511.

Chia sẻ bài viết:

CHUYÊN KHOA

Khoa Khám Bệnh cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn, điều trị các bệnh như…

CHI TIẾT »

Khoa Nội Tổng Hợp cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn, điều trị các bệnh như…

CHI TIẾT »

Khoa Ngoại Tổng Hợp cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn, điều trị các bệnh như…

CHI TIẾT »

Khoa Tai – Mũi – Họng cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn, điều trị các bệnh như…

CHI TIẾT »

Khoa Răng – Hàm – Mặt cung cấp dịch vụ khám, tầm soát, tư vấn, điều trị các bệnh như…

CHI TIẾT »

BÀI VIẾT MỚI

HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ 028 39272 666 hoặc 0906 843 118 để được tư vấn cụ thể.

ĐẶT KHÁM ĐỂ NHẬN CHÍNH SÁCH TỐT NHẤT

LÝ DO BẠN NÊN CHỌN PHÒNG KHÁM ĐA KHOA PHÁP ANH
TRANG THIẾT BỊ HIỆN ĐẠI

Hệ thống y tế với những thiết bị y khoa tân tiến, tương đương với các bệnh viện hàng đầu

ĐỘI NGŨ Y BÁC SĨ

Đội ngũ y bác sĩ đầu ngành có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và chuyên nghiệp

DỊCH VỤ CHUYÊN NGHIỆP

Chúng tôi luôn sẵn sàng chăm sóc bạn ân cần như chính thành viên trong gia đình

CHI PHÍ HỢP LÝ

100% chi phí của chúng tôi đều công khai minh bạch và được nhập hệ thống cẩn thận

THANH TOÁN BẢO HIỂM

Chúng tôi áp dụng hỗ trợ thanh toán bảo hiểm y tế của bạn lên đến 100%

NHIỀU NĂM KINH NGHIỆM

Đơn vị đi tiên phong và đã có 10 năm kinh nghiệm trong việc khám và chăm sóc người bệnh.

ĐẶT HẸN KHÁM BỆNH

Thông tin hành chính

Thông tin đặt hẹn (*)

LỊCH HẸN KHÁM BỆNH

Thông tin hành chính

Thông tin lịch hẹn (*)