[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] BỆNH DẠ DÀY CÓ LÂY NHIỄM KHÔNG?
Khi nói đến bệnh dạ dày, nhiều người thường lo lắng về khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Bởi vì có sự hiện diện của vi khuẩn HP – một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh dạ dày. Vậy thực sự, bệnh dạ dày có lây nhiễm không? Hãy cùng Phòng khám Đa khoa Pháp Anh tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.
1. Bệnh dạ dày
Dạ dày là một phần không thể thiếu của hệ tiêu hóa. Nó phụ trách việc tiếp nhận và phân giải thức ăn trước khi chuyển vào ruột non tiếp tục quá trình tiêu hóa. Do đó, nếu dạ dày bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như vi khuẩn, thói quen ăn uống không lành mạnh,… thì có thể xảy ra các vấn đề về sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh dạ dày
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP): Là một loại vi khuẩn sinh có khả năng làm làm tổn thương niêm mạc dạ dày và tạo ra nhiều vết loét trong dạ dày bằng nhiều cách khác nhau.
- Thói quen ăn uống: Ăn nhanh, không nhai kỹ, ăn quá no hoặc tiêu thụ nhiều thức ăn cay có nguy cơ làm hỏng niêm mạc dạ dày.
- Thuốc: Một số loại thuốc như aspirin, các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày.
- Caffeine và cồn: Sử dụng quá mức chất kích thích như cà phê, rượu, rượu bia,… với tần suất thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho các bệnh dạ dày phát triển.
- Stress, căng thẳng, lo âu: Ngoài những yếu tố liên quan đến đồ ăn thức uống thì tâm lý cũng ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày, làm giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc.
2. Bệnh dạ dày có lây nhiễm không?

Vi khuẩn HP là một loại vi khuẩn xoắn tròn sinh sống chủ yếu trong niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn này có khả năng chịu được môi trường axit của dạ dày và có thể gây nhiễm trùng kéo dài nhiều năm. Vi khuẩn này không chỉ gây viêm loét dạ dày mà còn là nguyên nhân của nhiều bệnh lý khác như viêm niêm mạc dạ dày, ung thư dạ dày và các bệnh dạ dày khác.
- Viêm dạ dày: Vi khuẩn HP có thể gây viêm cho niêm mạc dạ dày, dẫn đến sưng, đau và kích ứng.
- Loét dạ dày và loét tá tràng: H. pylori làm giảm khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit, gây ra sự mất cân bằng giữa axit và enzym.
- Ung thư dạ dày: Dù không phải mọi người nhiễm H. pylori đều mắc bệnh, nhưng vi khuẩn này được xác định là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày.
Tại Việt Nam, khoảng 70% dân số có vi khuẩn này, nhưng hơn 80% trong số đó không có triệu chứng và không gây hại cho dạ dày. Mặc dù nhiều người nhiễm H. pylori không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số có thể trải qua cảm giác đau bụng, nôn mửa, chán ăn,…
Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính của bệnh dạ dày, nhưng chúng không phải là lý do duy nhất gây ra bệnh. Vì vậy, tùy vào nguyên nhân gây bệnh chúng ta mới xác định được khả năng lây nhiễm của nó.
3. Vi khuẩn HP có lây nhiễm qua đường nào?
- Đường miệng – miệng: Vi khuẩn có thể chuyển từ miệng sang miệng của người khác, chẳng hạn qua việc chia sẻ đồ ăn, dụng cụ ăn uống hoặc hôn.
- Đường miệng – chất bài tiết (phân): Nếu không rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau đó đụng vào thức ăn hoặc dụng cụ ăn uống, vi khuẩn HP có thể được truyền vào thức ăn hoặc dụng cụ và cuối cùng truyền vào miệng của người khác.
Trong một số khu vực có mức độ vệ sinh kém hoặc không có nguồn nước sạch, nguy cơ lây nhiễm HP sẽ cao hơn. Tuy nhiên, ngay cả ở các quốc gia phát triển, vi khuẩn HP vẫn có thể lây lan thông qua các con đường trên. Chính vì vậy, các bạn không được chủ quan mà hãy có cách đối phó hợp lý với nó.
4. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh dạ dày
Mặc dù không thể hoàn toàn tránh khỏi việc nhiễm vi khuẩn HP nhưng các bạn vẫn có thể thực hiện các biện pháp phòng tránh sau đây để giảm nguy cơ.

4.1. Giữ vệ sinh cá nhân
- Rửa tay thường xuyên và cẩn thận với xà phòng và nước, đặc biệt trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Tránh ngậm ngón tay vào miệng.
4.2. Ngăn chặn nguồn lây bệnh
- Không chia sẻ đồ ăn, nước uống, dụng cụ ăn hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào khác có thể mang vi khuẩn.
- Nếu có khám bệnh, các bạn hãy lựa chọn cơ sở uy tín, chẳng hạn như Phòng khám Đa khoa Pháp Anh nhằm đảm bảo sự an toàn, tránh lây nhiễm do dụng cụ y tế không được khử trùng kỹ càng.
4.3. Khám sức khỏe định kỳ
Việc này không những giúp bạn ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh mà còn giúp phát hiện sớm bệnh. Ngoài những mục sẵn có trong danh sách khám sức khỏe định kỳ thì các bạn có thể thực hiện thêm nội soi dạ dày hoặc test hơi thở HP để kiểm soát tình trạng sức khỏe của dạ dày tốt nhất.
4.4. Ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh
- Hạn chế thực phẩm cay, chất kích thích như cà phê, rượu, thực phẩm chiên, rán, và những món ăn có nhiều gia vị.
- Chú ý ăn nhiều rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu chất xơ. Hãy giữ cân nặng ổn định và tránh ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu.
4.5. Thư giãn
- Ngồi thiền, yoga, tập luyện thể dục thường xuyên,..
- Chia sẻ khó khăn với bạn bè, người thân hoặc chuyên gia tâm lý.
Bằng cách tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh và chăm sóc sức khỏe cá nhân, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn HP và bảo vệ dạ dày của mình.
Tóm lại, “Bệnh dạ dày có lây nhiễm không?” – câu trả lời là không phải lúc nào nó cũng có khả năng lây truyền, nhưng vi khuẩn HP gây ra nó có thể lây trực tiếp từ người sang người. Và nếu chẳng may, bạn có xuất hiện những triệu chứng của bệnh dạ dày, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Pháp Anh để được giúp đỡ nhanh chóng nhất.